Gas là một trong những nhiên liệu đun nấu phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cách thức sử dụng gas như thế nào sao cho an toàn và hiệu quả. Thủ Đức Gas xin giới thiệu cách sử dụng gas an toàn nhằm phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.
Khi sử dụng bình và bếp:
-
Chai gas phải luôn được đặt thẳng đứng, ở nơi thông thoáng, cách xa nguồn lửa đồ điện… từ 1 - 1,5m.
-
Đặt bếp gas cao hơn chai gas, khi không sử dụng bếp gas phải luôn luôn đóng van chai gas, tắt bếp gas.
-
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của điều áp, ống dẫn: xem có bị rách, gập, lão hóa do dầu mỡ… thay thế để luôn trong trạng thái tốt.
-
Trong trường hợp bật bếp nhiều lần mà không cháy cần phải dừng lại khoảng 1 phút để phân tán hết gas sau đó mới bật thử lại.
-
Không sử dụng các nguồn lửa ngoài để mồi bếp.
Khi lắp đặt bình mới hoặc thay bình phải chú ý:
-
Chỉ nhận bình gas từ các cơ sở có địa chỉ kinh doanh rõ ràng, không cho phép nhân viên tiếp thị vào nhà bảo dưỡng bếp gas.
-
Sử dụng van điều áp, dây dẫn gas loại tốt của các hãng nổi tiếng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
-
Kiểm tra bình gas đem đến có cùng loại với bình đang sử dụng không: kiểm tra màu sơn, kiểu van bình, logo, đặc biệt là tên Hãng cung cấp gas dập trên quai hoặc chỏm bình.
-
Kiểm tra tính nguyên vẹn của niêm, niêm có đường nét sắc sảo, số series in phun, bóc niêm và lưu giữ lại niêm cho tới lần đổi bình tiếp theo.
-
Khi thay chai gas, yêu cầu nhân viên cửa hàng kiểm tra rò rỉ bằng nước xà phòng trên ống dẫn gas và tại tất cả các vị trí kết nối giữa van chai gas với van điều áp, giữa van điều áp với ống dẫn gas, giữa ống dẫn gas với bếp gas (sau đó lau sạch).
-
Thay ngay van điều áp hoặc dây dẫn gas khi phát hiện rò rỉ, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng ( Xem hạn sử dụng ghi trên bao bì hoặc ghi trên van điều áp và dây dẫn gas).
Biện pháp khẩn cấp khi phát hiện mùi gas bị rò rỉ:
-
Đóng ngay van đầu chai gas hoặc tháo điều áp đối với van bình tự đóng, đóng van bếp gas.
-
Làm thông thoáng bếp, mở tất cả các cửa sổ và cửa lớn để hơi gas phân tán (không dùng quạt điện và quạt thông gió chạy điện).
-
Không tạo ra tia lửa hở như bật tắt công đèn, rút phích cắm điện, mở quạt máy, bật hòm quẹt, bật bếp gas…
-
Với chỗ rò nhỏ cần tìm ngay vị trí rò bằng nước xà phòng và có biện pháp hạn chế lượng gas thoát ra ngoài như dùng dây cao su quấn chặt quanh chỗ rò hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò tạm thời.
-
Gọi điện báo ngay cho cơ sở cung cấp gas để có giải pháp xử lý toàn diện, đảm bảo an toàn.
Biện pháp khẩn cấp khi xảy ra cháy:
-
Nếu bình gas bị uy hiếp bởi đám cháy khác gần đó thì cần phải chuyển bình đến nơi an toàn, trong trường hợp không vận chuyển được thì phun nước làm mát.
-
Nhanh chóng cô lập nguồn gas bằng cách đóng van bình gas, van bếp gas (nếu có thể).Dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình cứu hỏa hoặc chăn ướt dập đám cháy.
-
Gọi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
-
Trong trường hợp không cô lập được nguồn gây cháy bằng cách đóng van bình gas phải dùng nước làm mát kịp thời và cố gắng luôn duy trì ngọn lửa ở mức khống chế được (tránh dập tắt hẳn lửa nhưng vẫn chưa cô lập được nguồn gas, khi đó gas vẫn xả ra ngoài và tạo hổn hợp khí, có thể phát nổ), chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp hoặc cán bộ có chuyên môn đến xử lý.Nếu đã dập được lửa mà không thể cô lập nguồn gas phải di chuyển bình gas ra bãi trống, nơi thông thoáng và cảnh báo cho mọi người xung quanh cấm tạo tia lửa cho đến khi gas trong bình được xả hết.
-
Các sự cố thường gặp trong việc sử dụng bếp và bình gas:
Người tiêu dùng quên đóng van bình: điều này có thể làm rò rỉ gas do:
+ Bể màng van điều áp
+ Bể ống dây do van điều áp đóng không kín
+ Chuột cắn dây gây rò rỉ
khiến một lượng gas thoát ra ngoài, nếu không nhận biết được kịp thời, thì một tác động nhỏ như tia lửa điện đều có thể gây cháy nổ.
Người tiêu dùng đã đóng van bình nhưng quên khóa van bếp có thể tạo hổn hợp nổ sau khi mở van bình gas trong khi vẫn chưa nấu ăn ngay hoặc gây bỏng nếu mở van bếp đã khóa và quên khóa van bếp đang mở.
Do đó, trước khi dùng bếp, người sử dụng cần thực hiện đúng qui trình mở, tắt bếp an toàn để phòng ngừa rò rỉ gas. Khi mở bếp, phải mở van ở đầu bình gas trước (chỉ cần vặn 1 đến 2 vòng); đối với bếp ăn sử dụng nhiều bếp gas phải mở van khoá gas tổng rồi mở van nhánh, sau đó mới mở van của từng bếp. Khi tắt bếp, khóa van đầu bình gas trước, sau đó khoá van tổng, rồi van nhánh (đối với bếp ăn sử dụng nhiều bếp gas), chờ ngọn lửa ở bếp tắt hẳn rồi mới khóa van.
Thực hiện đúng trình tự thao tác trên để tránh hiện tượng khí gas vẫn còn trong ống dẫn. Trong thực tế, do phải làm nhiều động tác, người sử dụng thường ngại đóng mở van bình gas, nên van khoá bình gas luôn mở, đường dẫn gas luôn có gas, dễ gây mất an toàn. Quá trình nấu ăn, phải thường xuyên có người trực tại bếp để kịp thời xử trí các sự cố xảy ra gây thoát gas như: nước trong nồi nấu tràn xuống bếp; gió lùa làm tắt bếp nhưng khoá gas của bếp vẫn mở. Sau khi kết thúc nấu ăn, cần kiểm tra lại các van khoá bình, bếp gas để bảo đảm an toàn.
Công ty TNHH MTV Phân Phối Khí Đốt Gas Thủ Đức khuyến cáo người dân nên thực hiện đầy đủ các quy định, không được để gas trong tâng hầm, chỗ khuất, kín gió. Cảnh giác với các trò tiếp thị thiết bị gas trôi nổi, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bếp gas, bình gas, van gas, ống dẫn gas... Khi đun nấu xong khóa van gas bình và bếp ga lại.

Nhà phân phối Gas hàng đầu Tại Miền Nam
Ngày đăng : 14.01.2020

Gas dân dụng
Ngày đăng : 30.03.2017

Gas lậu tràn lan
Ngày đăng : 17.03.2017

Lợi ích từ bình gas vỏ bọc bằng nhựa tổng hợp
Ngày đăng : 30.05.2015

Thủ Đức Gas: An toàn, tiện lợi với bình gas vỏ bọc nhựa
Ngày đăng : 30.05.2015

Gas Thủ Đức được người tiêu dùng tin tưởng
Ngày đăng : 30.05.2015

Mẹo sử dụng Gas Tiết kiệm
Ngày đăng : 03.05.2017

Sử dụng Gas tiết kiệm
Ngày đăng : 14.04.2017